(¸.•'´(¸.•'´¤Thế hệ 9X ¤`'•.¸)`'•.¸)
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

(¸.•'´(¸.•'´¤Thế hệ 9X ¤`'•.¸)`'•.¸)

Thế hệ 9X vẫn còn đang cắp sách đến trường. Một 9X đẹp phải chăng là một người học sinh ... Dù gì đi chăng nữa thì thế hệ 9x cũng là một lứa tuổi thật đẹp. ...
 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics

 

 Ấn Tượng Hoa Lư - Tam Cốc

Go down 
Tác giảThông điệp
Kenny Huy
Admin
Admin
Kenny Huy


Nam
Tổng số bài gửi : 101
Age : 38
Đến từ : mIỀN Đất Hứa
Humor : in home in
Registration date : 25/06/2008

Ấn Tượng Hoa Lư - Tam Cốc Empty
Bài gửiTiêu đề: Ấn Tượng Hoa Lư - Tam Cốc   Ấn Tượng Hoa Lư - Tam Cốc Empty30/6/2008, 9:16 am

Một ngày bạn đang ở Hà Nội và chưa biết đi du ngoạn nơi đâu, hãy đến với Ninh Bình. Một tua đi trong ngày mua tại khách sạn giá 20 đô Mỹ. 8 giờ sáng xe đến đón bạn đi, du khách đồng hành khoảng chục người thuộc nhiều quốc tịch khác nhau, cùng rong ruổi trên đường từ Hà Nội đến Ninh Bình. Đó là một ngày du ngoạn đầy lí thú và khó quên. Tại đây, buổi sáng bạn được đi thăm hai đền thờ hai vị Vua nổi tiếng của lịch sử Việt Nam: Vua Đinh Tiên Hoàng và Vua Lê Đại Hành; còn buổi chiều, một chuyến đò thơ mộng dọc con sông Ngô Đồng xuyên suốt ba động đá sẽ giúp bạn thư giãn và tận hưởng cảnh núi non thơ mộng mà thiên nhiên ưu đãi ban cho Tổ quốc mình.
Ấn Tượng Hoa Lư - Tam Cốc Tamcoc44

Một buổi sáng trung tuần tháng 3, mưa phùn bay lất phất làm đọng những giọt mưa Xuân trên cửa kính chiếc xe du lịch đang vui vẻ chạy về phía Nam của Hà Nội, vì Ninh Bình nằm ở hướng đó. Vượt qua chặng đường 113 cây số, xe vào bến đậu và tốp du lịch xuống xe, hòa cùng các đoàn du lịch khác vừa tới, gồm cả du khách trong nước cũng như ngoài nước.
Ấn Tượng Hoa Lư - Tam Cốc Tamcoc66
Cổng vào Đền Vua Đinh Tiên Hoàng


Đây rồi đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng – tức Đinh Bộ Lĩnh, người đã có công dẹp loạn 12 sứ quân vào năm 968, lập ra nước Việt cổ đại độc lập tại chính quê hương mình: Hoa Lư, kinh thành trong 12 năm của triều Đinh. Thấp thoáng mờ ẩn xa xa là những dãy núi đá vôi xung quanh uốn lượn tạo nên những đường nét mềm mại tô điểm cho những mái đền cong vút. Tường phủ đầy rêu phong với những hàng chữ cổ, những cây cau, cây nhãn đang nở hoa, và đầm sen còn trơ những cọng sen khô của mùa Đông… tất cả quang cảnh chốn này gợi trong lòng du khách sự háo hức tìm hiểu sâu hơn lịch sử mười thế kỉ trước đây của nước nhà - nước Đại Cồ Việt.

Đi qua Cổng Ngọ Môn, nơi có đôi Nghê đá phục chầu hai bên, mặc dù Nghê trong cuộc sống không có thực, cũng như Rồng, chỉ là những con vật trong truyền thuyết, nhưng sao cảm thấy linh thiêng mà gần gũi đến thế. Giữa sân là bệ thờ, một bát hương to cắm đầy hương, khói tỏa mung lung. Bước vào phía trong đền, toàn bộ bàn thờ, cột nhà, khung và cánh cửa… và bức tượng Vua Đinh ở giữa toát lên màu vàng son rực rỡ: màu của gỗ quí sơn son thếp vàng. Đồ cúng khắp mọi nơi: hoa tươi, hoa giấy, trái cây tươi bốn mùa, và cả những đôi hài, thanh gươm, mũ miện, ngựa cưỡi… bằng giấy: tất cả để dâng lên Ngài - đức Vua của một triều đại tuy ngắn ngủi nhưng đầy tiếng vang hào khí trong lịch sử.

Ấn Tượng Hoa Lư - Tam Cốc Tamcoc77
Đền Vua Lê Đại Hành

Cách đền Vua Đinh 500 mét là tới đền thờ Vua Lê Đại Hành, tức Lê Hoàn. Trước khi lên ngôi vua, ông là một vị tướng giỏi của Vua Đinh. Hai ngôi đền thờ này có kiến trúc giống nhau và tương tự như kiến trúc đền của Trung Quốc. Đền thờ Vua Đinh lớn hơn đền thờ Vua Lê. Trong đền của Vua Lê có thờ cả Hoàng hậu Dương Vân Nga, bà đã lấy Vua Đinh và sau khi vị Vua này mất đi, Lê Hoàn lên kế vị và phong cho bà làm Hoàng hậu; như vậy là bà đã làm Hoàng hậu cả hai triều: Đinh và Tiền Lê, từ năm 968 đến năm 1009.

Có những giai thoại dân gian và nghi án li kì trong cung đình từ thuở đó: ai mới chính là kẻ sát hại Vua Đinh Tiên Hoàng và con trai Đinh Liễn?... Rồi giai thoại như để chứng minh rằng “con người ta sinh ra đã có số”, và số của bà Dương Vân Nga sinh ra là để làm Hoàng hậu của hai triều. Giai thoại như sau: khi bà mới sinh thường hay khóc dạ đề, không ai có thể dỗ được. Một đạo sĩ đi qua lấy bút viết vào lòng bàn tay em bé Vân Nga đang khóc câu thơ: “Nín đi thôi, nín đi thôi/ Một vai gánh vác cả đôi sơn hà”. Em bé Vân Nga nín bặt và từ đó thôi không khóc nữa. Rồi thực tế sau đó chứng minh đời bà đã làm Hoàng hậu của hai sơn hà: triều Đinh và triều Lê. Còn nếu như theo vài giả thiết khác, có thể bà đã làm Hoàng hậu của cả những ba triều đại, đó là câu chuyện của 1000 năm trước đây, nó thật li kì đến mức có thể dựng thành phim điện ảnh có tầm cỡ quốc tế không kém những bộ phim lịch sử của Trung Quốc, điều này còn trông chờ vào các nhà đạo diễn Việt tài ba…

Giờ thì Du khách xin từ biệt hai ngôi đền cổ quí giá này và lên xe cùng đoàn đến nhà hàng ăn trưa. Một bữa trưa nhẹ nhàng, được kết thúc bằng ly cà phê đen nóng và những câu trò chuyện vui vẻ với mấy ông bà người Nhật. Họ nói rằng đây là lần thứ hai họ sang Việt Nam, du lịch Việt Nam thật là lí thú, phong cảnh đẹp, người dân mến khách, thức ăn ngon, vân vân và vân vân. Du khách bỗng cảm thấy tự hào vì mình cũng là người con của đất nước này.Ấn Tượng Hoa Lư - Tam Cốc Tamcoc11
Đường vào Tam Cốc

Bến thuyền Tam Cốc là đây
Ngô Đồng sông nước trời mây soi hình
Núi cong uốn lượn đẹp xinh
Muôn trùng muôn vẻ ngỡ mình về Tiên.



Du khách chẳng muốn nói ngoa: Chao ôi, không ngờ nước ta lại có Ninh Bình, và Ninh Bình lại có Tam Cốc đẹp dễ sợ đến như vậy! Một vẻ đẹp không đâu có mà chỉ ở Hoa Lư: hàng nghìn nghìn núi đá vôi không cao quá, không thấp quá cứ như “Vạn lý trường thành” thiên nhiên ban cho. Chẳng thế mà nơi này đã được xếp vào một trong 21 Khu Du lịch trọng điểm quốc gia, chẳng thế mà Tam Cốc được mệnh danh là “Vịnh Hạ Long trên cạn” như ta đặt, còn du lịch nước ngoài thì gọi là “Vịnh Hạ Long trên đồng lúa”.
Ấn Tượng Hoa Lư - Tam Cốc Tamcoc55
Thuyền rẽ sóng bên những ruộng mạ mới cấy

Theo Du khách nghĩ thì nếu gọi là “trên cạn” cũng được, vì có nghĩa là những ngọn núi có những hình thù khác nhau này không nằm trên biển như ở Vịnh Hạ Long mà trên đất liền, nhưng có lẽ gọi là “trên đồng lúa” thì hay hơn, vì sao? Hãy nhìn kìa, trải dài hai bên bờ con sông mà con thuyền bồng bềnh rẽ sóng đi tới là những khoang đất xanh rờn mạ mới cấy. Thật kì lạ: nước sông sâu độ 2 mét đủ cho con thuyền đi băng băng, còn ruộng thì chỉ xâm xấp nước chẳng cần đắp bờ đắp bến, cứ như là sông ở đâu ruộng ở đấy chẳng ai xâm phạm ai. Ồ, đấy cũng là thêm một sự độc đáo của Tam Cốc. Bà người Nhật thắc mắc: “Nếu vậy thì người ta đi cấy lúa bằng cách gì?”. Rất đơn giản, người nông dân chèo thuyền vào chỗ đó, rồi lội xuống ruộng, cấy mạ, gặt lúa. Phải nói rằng, sự vất vả của người nông dân làm ra cánh đồng lúa để rồi thu hoạch, có ăn, có mặc; nhưng đồng thời những đồng lúa ấy cũng góp phần làm cho toàn cảnh non nước thêm hữu tình khiến cho Du khách mải mê ngắm mà hồn thì cứ thấy bay bay.

Thuyền đi thuyền về tấp nập ngược xuôi. Có mấy người chèo thuyền “quá siêu”, họ chán dùng tay chèo, họ nằm ngửa về sau hai tay chống, còn hai bàn chân đạp mái chèo, nhanh thoăn thoắt. Lại một “độc chiêu” mà ở trời Tây “bói” cũng chả có!

Con thuyền đưa Du khách vào Hang Cả, gọi là vào nhưng thực ra là chui qua hang. Và ở đây, một bức tranh Tối – Sáng tuyệt vời: khi con thuyền đã vào hang động, tất cả đều tối om, không nhìn thấy gì hết, chỉ còn nghe tiếng nước vỗ vào mạn thuyền ì ọp và tiếng mái chèo khua trên nước. Nhưng chỉ độ một thoáng, từ phía trước đã thấy ánh sáng le lói bên ngoài cửa hang, chính vì có ánh sáng này mà bóng con thuyền, người ngồi trên thuyền, chiếc nón lá, mái chèo lên xuống, nhũ đá buông rủ… tất cả tạo thành những hình khối rõ nét màu tối in trên nền ánh sáng bên ngoài. Và bức tranh tuyệt đẹp này đang chuyển động, dần dần, từ từ, rồi bỗng sáng òa lên, đó là lúc con thuyền đã chui ra ngoài động.Ấn Tượng Hoa Lư - Tam Cốc Tamcoc22
Một bức tranh Tối -Sáng tuyệt vời

Cứ như vậy, cái cảm giác đó được nhắc lại ba lần (thêm cả lần quay trở về là sáu lần), vì sao? Vì có cả thẩy ba cái động để chui qua: Hang Cả, lớn nhất, dài 127 mét rộng 20 mét; Hang Hai dài 60 mét; Hang Ba nhỏ nhất 50 mét. Từ sự hiện diện của ba cái hang này mà thành ra cái tên thật hay: Tam Cốc.

Cảnh đã đẹp mà thời tiết cũng như “kẻ đồng mưu” làm cho cảnh núi non càng lãng mạn hơn:


Ấn Tượng Hoa Lư - Tam Cốc Tamcoc33
Bồng bềnh trên thuyền

“Trời như rắc phấn chẳng là mưa
Huyền huyền ảo ảo Mưa… hay Sương mờ?”

Du khách say cảnh nên cũng chẳng còn biết thể tình ra sao, sương mờ giăng nhẹ, hay mưa bay lất phất, hay mưa Bụi mà nghe nhẹ nhàng như mưa Phấn, nó chỉ đủ để phớt nhẹ lên má ai.

Tam Cốc đẹp cũng là nhờ có sự chăm sóc giữ gìn của con người ở đây. Nước sông sạch, không thấy rác xả bừa bãi trên sông trên bến; khu gần bến có bờ kè; các thuyền đỗ thành hàng có trật tự, không có cảnh người chèo thuyền tranh giành khách hay mặc cả tiền nong, vì tất cả đã được sắp xếp theo trật tự có qui củ. Nếu như các điểm du lịch khác đều làm tốt như ở Hoa Lư Tam Cốc thì ấn tượng tốt đẹp ấy sẽ mãi đem theo cùng Du khách tới mọi nơi, và nó góp phần nâng cao giá trị Đẹp của thiên nhiên và tâm hồn con người.
Về Đầu Trang Go down
https://thehe9x.forum-viet.com
 
Ấn Tượng Hoa Lư - Tam Cốc
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
(¸.•'´(¸.•'´¤Thế hệ 9X ¤`'•.¸)`'•.¸)  :: •·.·´¯`·.·•Việt Nam -đất nước- con người •·.·´¯`·.·• :: Đất nước - Con người-
Chuyển đến